Đà Nẵng 02:12 - 28/12/2024
Phóng sự
Chuyện của phố
08:51 - 21/12/2021
Tản văn: HẢI CHÂU - CHUYỆN CỦA PHỐ
Tôi không sinh ra và lớn lên tại Hải Châu nhưng lại có cơ duyên đặc biệt với mảnh đất này…Một vài ngày lang thang trên những con phố, nhìn ngắm những toà nhà chọc trời, những phố nhỏ rộn rã tiếng cười. Hải Châu mang một vẻ đẹp rực rỡ kiêu kỳ. Là đô thị trung tâm, trái tim của thành phố, Hải Châu mang đa dạng sắc màu, có ồn ào, tấp nập ngược xuôi, có thâm trầm lặng lẽ như một miền ký ức xa thẳm.
1. Rong ruổi trên những con đường lâu đời như Lê Duẩn, Trần Phú, Bạch Đằng, Phan Châu Trinh…mới thấy hết sức trẻ cũng như dấu ấn thời gian của thành phố này. Phố đông vui, người xe tấp nập, hàng quán xôn xao. Giờ cao điểm, dòng người vội vã… Chuyện của phố bao đời nay vẫn thế…
Hải Châu đẹp nhất về đêm, bên cạnh bầu trời sao là những ánh đèn rạng rỡ sắc màu, nhịp sống vẫn cứ tấp nập. Bên Sông Hàn, những nam thanh, nữ tú nắm tay nhau bước dạo, ngắm những con tàu xuôi ngược, họ kể cho nhau nghe chuyện tương lai…
2. Chọn một ngày đi qua những khu chợ, khu phố ẩm thực Hải Châu, điểm đầu tiên dừng chân là Chợ Cồn, từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc của tín đồ ẩm thực. Tọa lạc trên tuyến đường Ông Ích Khiêm (phường Hải Châu 2, quận Hải Châu) giữa trung tâm thành phố, chợ Cồn lúc nào cũng nhộn nhịp người mua kẻ bán. Sầm uất nhất vẫn là thời gian từ 15 giờ đến 19 giờ mỗi ngày, khi quán ăn “vỉa hè” bày bán đông đúc. Gọi là “vỉa hè” nhưng dãy quán này vẫn nằm trong chợ, cái tên để phân biệt với khu ẩm thực trong nhà được mở bán cả ngày.
Điểm dừng chân tiếp theo là Chợ Hàn, một trong những khu chợ lớn nhất ở Đà Nẵng. Chợ Hàn thuộc quận Hải Châu, nằm giữa bốn đường phố Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo. Chợ Hàn ra đời vào những năm 1940 của thế kỷ 20 từ một khu giao thương buôn bán tự phát của những người dân từ xưa.
Chợ Hàn là niềm tự hào của người dân Hải Châu, người Đà Nẵng. Với du khách nước ngoài, chợ Hàn không chỉ là một địa điểm mua sắm mà còn là một khu chợ mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Khu ẩm thực có khá nhiều món ngon, từ các món ăn no đến ăn vặt. Chỉ cần dạo vài vòng quanh đây đã có thể thưởng thức các món ăn đầy đủ hương vị từ Nam đến Bắc. Thực khách sẽ ấm lòng với những tô bún bò nóng hổi mang đậm chất Huế, tô phở thơm ngon mang hương vị Hà Nội hay những tô hủ tiếu đậm vị phương Nam.
Phố hôm nay đã khác nhiều, chợ đêm Helio nằm trên đường 2/9 quận Hải Châu thu hút phần lớn sự quan tâm của giới trẻ, du khách đến đây không chỉ để thưởng thức các món ngon mà còn để cảm nhận một thành phố chuyển mình, hoà nhập, đi lên, để nghe câu chuyện của tương lai, hy vọng.
3. Một buổi sáng trời trong xanh, nắng vàng trên hẻm nhỏ, tôi ghé Đình làng Hải Châu. Nằm tại khu vực trung tâm phường Hải Châu 1 (Kiệt 48/14 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, T.P Đà Nẵng). Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 5 (1806) để thờ Thành Hoàng làng và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Hiện nay, đình làng còn lưu giữ nhiều hiện vật, hoành phi và liễn đối bằng chữ Hán, được sơn son thiếp vàng, có niên đại hàng trăm năm.
Đến nay, qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, tôn tạo, đình làng Hải Châu đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân Hải Châu và nhiều du khách. Lễ hội Đình làng Hải Châu là Lễ hội tiêu biểu được mong chờ hàng năm của đất và người nơi đây. Nghe những bậc cao niên kể lại, Lễ hội đông vui lắm, nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao được tổ chức, thu hút nhiều người tham gia. Tục thả chim bồ câu cầu cho quốc thái dân an trở thành nét đẹp truyền thống của lễ hội.
Lật những trang lịch sử mới biết, trước đây Hải Châu mang một tên gọi khác - quận Nhất. Cái tên quận Nhất gắn liền với một trang lịch sử hào hùng của Đà Nẵng, tỏ rõ bản lĩnh của mình trên chặng đường cùng Đà Nẵng vượt qua gian khó. Ngày 23/01/1997, Chính phủ ban hành nghị định 07/CP thành lập bộ máy hành chính trực thuộc thành phố, quận Nhất được tái lập với tên gọi mới - Hải Châu.
25 năm một tên gọi mới, 25 năm đổi thay, sông Hàn vẫn chảy, khúc hát bốn mùa vẫn hát khúc ca ngày mới, mặc cho dịch bệnh Covid -19 vẫn còn, mặc cho những cơn mưa nhiệt đới xối xả của miền Trung vẫn thử thách sức chịu đựng của con người. Hải Châu vẫn vững tin cùng thành phố đi qua bão giông.
Tôi không sinh ra và lớn lên tại Hải Châu nhưng lại có cơ duyên đặc biệt với mảnh đất này…Một vài ngày lang thang trên những con phố, nhìn ngắm những toà nhà chọc trời, những phố nhỏ rộn rã tiếng cười. Hải Châu mang một vẻ đẹp rực rỡ kiêu kỳ. Là đô thị trung tâm, trái tim của thành phố, Hải Châu mang đa dạng sắc màu, có ồn ào, tấp nập ngược xuôi, có thâm trầm lặng lẽ như một miền ký ức xa thẳm.
1. Rong ruổi trên những con đường lâu đời như Lê Duẩn, Trần Phú, Bạch Đằng, Phan Châu Trinh…mới thấy hết sức trẻ cũng như dấu ấn thời gian của thành phố này. Phố đông vui, người xe tấp nập, hàng quán xôn xao. Giờ cao điểm, dòng người vội vã… Chuyện của phố bao đời nay vẫn thế…
Dừng đèn đỏ. Ảnh - Lê Huy Tuấn
Hải Châu rộn ràng với những chiều tan học bên cổng trường Phan Châu Trinh với những tà áo dài bay trong gió, nhộn nhịp với những gánh hàng rong đầy ắp thức quà xưa, những chiều hanh hao nắng trên những tán phượng mang dấu ấn thời gian, đôi khi thong dong bên ly café Long nhiều năm tuổi, thênh thang ngắm phố đổi thay trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, quay về miền xưa cũ trên phố Lê Đình Dương với những khu tập thể nhuốm màu thời gian.Hải Châu đẹp nhất về đêm, bên cạnh bầu trời sao là những ánh đèn rạng rỡ sắc màu, nhịp sống vẫn cứ tấp nập. Bên Sông Hàn, những nam thanh, nữ tú nắm tay nhau bước dạo, ngắm những con tàu xuôi ngược, họ kể cho nhau nghe chuyện tương lai…
2. Chọn một ngày đi qua những khu chợ, khu phố ẩm thực Hải Châu, điểm đầu tiên dừng chân là Chợ Cồn, từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc của tín đồ ẩm thực. Tọa lạc trên tuyến đường Ông Ích Khiêm (phường Hải Châu 2, quận Hải Châu) giữa trung tâm thành phố, chợ Cồn lúc nào cũng nhộn nhịp người mua kẻ bán. Sầm uất nhất vẫn là thời gian từ 15 giờ đến 19 giờ mỗi ngày, khi quán ăn “vỉa hè” bày bán đông đúc. Gọi là “vỉa hè” nhưng dãy quán này vẫn nằm trong chợ, cái tên để phân biệt với khu ẩm thực trong nhà được mở bán cả ngày.
Điểm dừng chân tiếp theo là Chợ Hàn, một trong những khu chợ lớn nhất ở Đà Nẵng. Chợ Hàn thuộc quận Hải Châu, nằm giữa bốn đường phố Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo. Chợ Hàn ra đời vào những năm 1940 của thế kỷ 20 từ một khu giao thương buôn bán tự phát của những người dân từ xưa.
Chợ Hàn là niềm tự hào của người dân Hải Châu, người Đà Nẵng. Với du khách nước ngoài, chợ Hàn không chỉ là một địa điểm mua sắm mà còn là một khu chợ mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Du khách mua sắm tại Chợ Hàn
Nhắc đến ẩm thực đêm thì không thể nào bỏ qua được khu ẩm thực Phạm Hồng Thái. Tuy chỉ trải dài trên 1 đoạn đường ngắn, song nơi đây thu hút được sự dừng chân của rất nhiều thực khách.Khu ẩm thực có khá nhiều món ngon, từ các món ăn no đến ăn vặt. Chỉ cần dạo vài vòng quanh đây đã có thể thưởng thức các món ăn đầy đủ hương vị từ Nam đến Bắc. Thực khách sẽ ấm lòng với những tô bún bò nóng hổi mang đậm chất Huế, tô phở thơm ngon mang hương vị Hà Nội hay những tô hủ tiếu đậm vị phương Nam.
Phố hôm nay đã khác nhiều, chợ đêm Helio nằm trên đường 2/9 quận Hải Châu thu hút phần lớn sự quan tâm của giới trẻ, du khách đến đây không chỉ để thưởng thức các món ngon mà còn để cảm nhận một thành phố chuyển mình, hoà nhập, đi lên, để nghe câu chuyện của tương lai, hy vọng.
3. Một buổi sáng trời trong xanh, nắng vàng trên hẻm nhỏ, tôi ghé Đình làng Hải Châu. Nằm tại khu vực trung tâm phường Hải Châu 1 (Kiệt 48/14 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, T.P Đà Nẵng). Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 5 (1806) để thờ Thành Hoàng làng và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Hiện nay, đình làng còn lưu giữ nhiều hiện vật, hoành phi và liễn đối bằng chữ Hán, được sơn son thiếp vàng, có niên đại hàng trăm năm.
Đến nay, qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, tôn tạo, đình làng Hải Châu đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân Hải Châu và nhiều du khách. Lễ hội Đình làng Hải Châu là Lễ hội tiêu biểu được mong chờ hàng năm của đất và người nơi đây. Nghe những bậc cao niên kể lại, Lễ hội đông vui lắm, nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao được tổ chức, thu hút nhiều người tham gia. Tục thả chim bồ câu cầu cho quốc thái dân an trở thành nét đẹp truyền thống của lễ hội.
Tục thả chim bồ câu tại Đình làng Hải Châu. Ảnh - PVH
Ghé đình làng để nghe những câu chuyện lịch sử, để hồi ức về một Hải Châu không chỉ năng động, trẻ trung mà còn lắng đọng bởi những thâm trầm cùng bề dày lịch sử vốn có của mảnh đất này.Lật những trang lịch sử mới biết, trước đây Hải Châu mang một tên gọi khác - quận Nhất. Cái tên quận Nhất gắn liền với một trang lịch sử hào hùng của Đà Nẵng, tỏ rõ bản lĩnh của mình trên chặng đường cùng Đà Nẵng vượt qua gian khó. Ngày 23/01/1997, Chính phủ ban hành nghị định 07/CP thành lập bộ máy hành chính trực thuộc thành phố, quận Nhất được tái lập với tên gọi mới - Hải Châu.
25 năm một tên gọi mới, 25 năm đổi thay, sông Hàn vẫn chảy, khúc hát bốn mùa vẫn hát khúc ca ngày mới, mặc cho dịch bệnh Covid -19 vẫn còn, mặc cho những cơn mưa nhiệt đới xối xả của miền Trung vẫn thử thách sức chịu đựng của con người. Hải Châu vẫn vững tin cùng thành phố đi qua bão giông.
Bảo Ngọc
Trung tâm Văn hoá -Thể thao quận
Trung tâm Văn hoá -Thể thao quận
Like
0
0
0
Bài viết cùng danh mục
Video
Liên kết website